Các
em học sinh thân mến!
“Linh hồn của Nautilus” – thuyền trưởng Nemo – đã được
Jules Verne xây dựng với tất cả lòng yêu mến, cảm phục. Qua tư tưởng và tình cảm
của Nemo, Jules Verne giãi bày phần nào thái độ của mình đối với xã hội tư sản
lúc đó. Nemo căm ghét những cảnh bất công đầy rẫy trong xã hội, nguyền rủa sự
áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với nhân dân lao động. Nhưng Nemo không
tìm ra con đường đi đúng đắn. Ông không biết làm gì hơn là tập hợp một số người
cùng chí hướng, tự nguyện từ bỏ xã hội thối nát đó, chung sức đóng chiếc tàu
Nautilus rồi đi khắp các đại dương…
Tuy nhiều lần tỏ ra căm ghét và xa lánh xã hội loài người,
nhưng Nemo vẫn một lòng hướng về những người cùng khổ, những người bị áp bức,
những người ông tháy cần được trả thù. Đọc truyện, ta có thể đoán ra số vàng bạc
giá trị hang triệu đồng lấy được từ đáy biển lên, Nemo đã gửi cho ai khi tàu
Nautilus tiến vào vùng biển gần đảo Crete đang sôi sục phục phong trào khởi
nghĩa.
Nổi bật lên trong
tính cách của Nemo và các thủy thủ tàu Nautilus là lòng nhân đạo sâu sắc, tình
bạn và tình đồng chí chân thành, cao cả. Những trang viết về mối tình đồng chí
đó thật là cảm động.
Hai vạn dặm dưới biển là một trong tác phẩm thành công nhất
của Jules Verne. Hơn một trăm năm qua những hiểu biết mọi mặt của con người về
biển, đã tiến những bước dài. Nhiều khái niệm đã đổi thay về căn bản. Nhưng sự
phát triển khoa học, kỹ thuật không làm chúng ta giảm lòng yêu mến và kính phục
Jules Verne, vì cuốn sách này đã góp phần hướng biết bao thanh thiếu niên tiến
vào khoa học và bao người sau này đã trở thành những nhà hải dương học, ngư học
và chế tạo tàu ngầm!
Đối với chúng ta, những bạn đọc của Jules Verne, cái chủ yếu
trong tác phẩm của ông là ngọn lửa nhiệt tình không bao giờ tắt trên con đường
nghiên cứu khoa học, là sự khẳng định ý chí và trí tuệ con người, là chất thơ của
việc chinh phục thiên nhiên nhằm phục vụ
lợi ích của những người lao động.
Cô hy vọng cuốn sách này
sẽ là tác phẩm thu hút sự chú ý của các em. Các em hãy tìm đọc cuốn sách này tại
thư viện trường mình nhé!
Cô
giáo: Nguyễn Thị Minh Quy – Trường Tiểu học Ngô Gia Tự