Các em học sinh thân mến!
Những tấm lòng cao
cả, ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước, và gần 100 năm nay đã làm cho
De Amicis nổi tiếng khắp thế giới.
Một cậu bé người
Ý, Enrico Bôttini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học
sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghi của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi
tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết
cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi
chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé 11 tuổi.
Nhân vật trong nhật
ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enrico, là bố, mẹ Enrico, cùng bố
mẹ các bạn; mỗi người một vẻ có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh
thần, nhất là các bạn của Enrico. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hóa
để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tinh xấu hay chỉ là một thói quen vì đây
không phải là một tác phẩm phản ánh nền giao dục ở nước Ý cuối thế kỷ 19, mà là
một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trinh bày những điều suy nghi về đức
dục ở nhà trường và gia đinh mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và
trong lòng như một hoài bão.
Trong các trang nhật
ký của mình, Enrico không phải chỉ ghi những việc mà ở trường có vai trò của cô
giao, thầy giáo, mà còn chép cả những việc ở nhà có vai trò của bố mẹ mình, lại
cũng không bỏ qua một số việc xảy ra ngoai phố với sự tham gia của người ngoai.
Rõ ràng De Amicis quan niệm rất đúng rằng muốn dạy đạo đức cho trẻ, phải có 3 mặt
giao dục tốt: của nhà trường, của gia đinh và của xã hội.
Mỗi xã hội, mỗi thời
đại giao dục con em mình theo yêu cầu của mình, dựa vào những nguyên lí cơ bản
của khoa học giao dục của mình; tất nhiên là như vậy. Nhưng tác phẩm của những
thời đã qua mà có những điều tốt đẹp, khiến cho tồn tại và lưu truyền thì vẫn
có lợi thiết thực và cần nghiên cứu, tham khảo.
Những tấm lòng cao
cả của Edmondo De Amicis là một trong những tác phẩm như vậy.
Cô hy vọng cuốn
sách này sẽ là tác phẩm thu hút sự chú ý của các em. Các em hãy tìm đọc cuốn
sách này tại thư viện trường mình nhé!
Cô giáo: Trần Thị Thu
Trang
– Trường Tiểu học Ngô Gia Tự